Phải chăng khi còn bé, mọi thứ đều được nhìn qua lăng kính

Hình như ai cũng thích bé thơ, lạ thật.

Phải chăng khi còn bé, mọi thứ đều được nhìn qua lăng kính trong veo. Tôi 26 tuổi, thảng hoặc lại được cô em gái ôm chặt và cùng xem những thước phim về ngày thơ bé được dựng lại từ chính những người trẻ tuổi đang bị tắc nghẽn giữa quá khứ và tương lai. Những hình ảnh của tuổi thơ trở lại, có lúc tôi cười ngặt, có lúc thấy lòng nao nao, chợt hình dung về quãng thời non xanh ấy mà nghẹn cay sống mũi. Cảm xúc ấy không chỉ là hoài niệm mà giống như ta đang khát khao được quay về khi bỗng nhiên so sánh với đủ thứ nhạt nhẹo của hiện tại.

Tôi tạm gọi hiện tại của chúng ta là “người lớn” và quá khứ ấy là “trẻ con”. Người lớn vẫn thường hỏi nhau: “hôm nay thích làm gì?”, “ngày hôm nay có gì vui không?”. Hỡi ôi, đa phần là lắc đầu ngao ngán. Tôi đang mường tượng lại, hình như trẻ con, chẳng lúc nào thấy chán một thứ gì, vì chẳng mấy khi không có trò gì để làm, chẳng mấy khi không có ngày nào để vui; có chăng là khi bị người lớn quát gọi về nhà mà không được chơi thêm một trò nào nữa.


Trẻ con, gọi như thế chắc không phải chỉ để nói về cái thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu mà cũng bởi xung quanh trẻ con mọi thứ đều là nhỏ bé. 

Tôi nhớ ngày bé, đồ chơi là thứ được trẻ con nâng niu nhất. Chúng gìn giữ như một báu vật và đem khoe với chúng bạn với đầy vẻ tự hào; cũng chỉ là để khẳng định “tao có cái này – mày thì không”. Những đứa trẻ ở làng quê nghèo không có đồ chơi đắt tiền, chúng nó nuốt ấm ức vào trong, rủ nhau tước lá dứa dại làm những chiếc đồng hồ xinh xắn rồi đem khoe với cái đứa  là “con của nhà giàu”, khuôn mặt cũng tự hào lắm đấy!. Thế rồi, đồ chơi chẳng còn là vật sở hữu của đứa trẻ nào, chúng nó chơi chung, biến “không” thành “có” một cách hồn nhiên và thân thiện. Người lớn chẳng thế đâu!. Thật đấy, tôi lờ mờ nhận ra tôi khát thèm chiếc xe máy của cô bạn cùng lớp Đại học, tôi nhìn cô ấy từng ngày, luôn thở dài khi cô ấy có chiếc váy mới, kiểu tóc thay đổi mỗi ngày, và ngán ngẩm soi mình trong gương với bộ đồ cũ kỹ và chiếc xe đạp mi ni đã tróc gần hết sơn. Cô ấy chẳng thể mang cho tôi chiếc xe máy và tôi thì cũng không lấy gì làm tự hào để cho cô ấy cái xe đạp. Tôi nhận ra bố mẹ bắt đầu giận dỗi nhau nhiều hơn vào thời điểm giá cả leo thang và đồng lương công chức của bố thì eo hẹp. Người lớn đua nhau buôn bán và khoe nhau vật chất. Vẫn là những vẻ tự hào để khẳng định “Tôi có cái này – còn anh thì không”, nhưng sao thấy chua xót. Người không có thì cố ngụp lặn với đủ thứ khó khăn, nhìn vào người có để cố sức bơi đến, thậm chí dẫu có chết chìm trong thèm khát cũng chẳng thèm bám víu vào bất cứ thứ gì đang có. Có lẽ, người lớn không thể giống trẻ con.
Đồng hành cùng Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Cùng chia sẻ ý kiến bạn nhé!
    đồng hành cùng Trang Phần mềm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét